Các loại Area trong OSPF

1. Tại sao trong OSPF lại chia ra các Router theo các Area để làm gì?

Một router khi chạy OSPF sẽ nhận bản tin link-state của tất cả các router còn lại, tập hợp tất cả thông tin đó lại tạo thành link-state database. Đối với mạng lớn, có nhiều router thì kích thước link-state database có thể rất lơn,  những router đời cũ hoặc cấu hình phần cứng thấp sẽ không đáp ứng được. Do đó khi thiết kế mạng chạy OSPF, người ta chia làm nhiều Area khác nhau. Lúc này hiểu đơn giản nhất là 1 router thay vì phải nhận bản tin link-state của tất cả các router khác trong mạng thì nó sẽ chỉ phải nhận một số loại bản tin link-state nhất định mà thôi, do đó các router cấu hình thấp vẫn có thể chạy được OSPF.

2. Các loại bản tin link-state

Trong OSPF các bản tin quảng bá link-state có cái tên cụ thể là LSA (Link State Advertisiment). Các loại LSA phổ biến như sau:

  • Type 1: được sinh ra bởi tất cả router chạy OSPF.
  • Type 2: chỉ duy nhất router DR trọng mạng multi access mới gửi ra loại 2. Mục đích để các router trong area biết được thông tin về DR router
  • Type 3: chỉ duy nhất do router ABR (là router biên giữa các area) sinh ra,  nội dung loại 3 là summary toàn bộ thông tin link-state của 1 area. Bắt đầu từ loại 3, tất cả các bản tin LSA được gửi qua tất cả các area.
  • Type 4: chỉ duy nhất do router ASBR (là router biên giữa các AS), mục đích giúp tất cả các router trong miền OSPF biết được đâu là ASBR, khi cần gửi ra ngoài OSPF thì sẽ biết được cần gửi tới đâu (ASBR). Bản tin loại 4 sẽ do router ABR của area chứa ASBR sinh ra.
  • Type 5: Do ASBR sinh ra, mang thông tin về các external route (bên ngoài miền OSPF)
  • Type 7: Loại đặc biệt, cái này phải hiểu về khái niệm stub area. Loại này do Stub area dùng thay thế cho loại 5.

3. Các loại Area trong OSPF

Bao gồm các loại sau:

  • Backbone area (area 0)
  • Standard area
  • Stub area
  • Totally stubby area
  • Not-so-stubby area (NSSA)

Standard Area:

ospf_standard_area.jpg

Trong Standard Area, các loại LSA loại 1 và 2 chỉ quanh quẩn bên trong 1 area mà thôi, muốn truyền từ area này qua area khác thì bắt buộc phải từ loại 3 trở lên. Loại Area này cho phép tối ưu về định tuyến do mỗi router biết được tất cả các route.

Với 1 số trường hợp như router là loại cấu hình thấp, không cần phải có đầy đủ link-state database thì có thể cấu hình Area để block 1 số loại LSA lại. Đó gọi là Stub Area.

Stub Area:

ospf_stub_area.jpg

Với Stub area 10, thay vì phải nhận LSA loại 4,5..router trong Stub area chỉ nhận LSA loại 3 (O-IA) và default route. Khi cấu hình Stub area, router ABR sẽ inject 1 default-route vào trong stub area. Như vậy với Stub area, sẽ hạn chế việc phải nhận các LSA loại 4.5…trở lên. Nói cách khác, Stub area sẽ chỉ chấp nhận LSA loại 3 và default route.

Để cấu hình Stub Area rất đơn giản, tất cả các router trong Stub Area đều phải cấu hình là stub, nếu không thì sẽ ko thiết lập quan hệ neighbor:

Router(config-router)# area 10 stub

Totally Stubby Areas

ospf_total_stub_area.jpg

Totally Stub Area giống Stub Area (đều chặn LSA loại 4,5…), điểm khác biệt là nó chặn cả loại 3 (O-IA) và chỉ cho phép Default route. Như vậy có thể nói, về mặt hạn chế các bản tin LSA thì Totally Stub Area khắt khe hơn Stub Area (loại 3 cũng không cho).

Cấu hình: thêm từ khóa no-summary, chỉ cần cấu hình trên ABR (R2)

Router(config-router)# area 10 stub no-summary

Not-so-stubby Areas (NSSA) và Totally NSSA

ospf_nssa.jpg

Stubby Area được sinh ra với mong muốn giữ được đặc điểm của Stub Area (hạn chế LSA loại 4,5..) đồng thời vẫn cho phép quảng bá External route từ ASBR vào.

– NSSA cho phép bản tin LSA loại 3, default route và ASBR. Bản tin LSA loại 7 do ASBR (R3) sinh ra sẽ được ABR (R2) chuyển thành loại 5 và truyền qua toàn bộ các Area.

– Totally NSSA:  là chỉ cho phép default route và ASBR

Chú ý về nguyên lý thì cả 2 loại Stubby Area đều inject default-route vào, tuy nhiên với NSSA thì yêu cầu phải cấu hình lệnh sau thì mới inject:

Router(config-router)# area 10 nssa default-information-originate

Tổng kết các loại Area như hình sau:

 

1

 

Tổng kết:

– Stub Area: chỉ cho phép LSA loại 3 (O-IA) và Default Route.

– Totally Stub Area: chỉ cho phép Default Route, chặn LSA (O-IA)

2 loại trên đều không cho ASBR quảng bá external route vào. 2 loại sau đây thì mới cho ASBR quảng bá external route vào (dùng với từ khóa stubby)

– NSSA: chỉ cho phép LSA loại 3 (O-IA) và Default Route + ASBR (External route)

– Totally NSSA: chỉ cho phép Default Route +ASBR (External route) , chặn LSA (O-IA)

 

Nguồn tham khảo:

http://packetlife.net/blog/2008/jun/24/ospf-area-types/

https://networklessons.com/ospf/introduction-to-ospf-stub-areas/